Hiện nay với nền kinh tế thị trường mở cửa, việc giao thương, kinh doanh mua bán sản phẩm giữa các quốc gia được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Theo đó mà sự cạnh tranh giá cả, chất lượng hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng trở lên gay gắt và phải đối mặt với những khó khăn trong quy trình xuất khẩu hàng hoá. Chúng ta sẽ thường bắt gặp hành vi bán phá giá trong việc kinh doanh, việc này ảnh hưởng không ít đến thị trường kinh doanh, vì vậy mà các nước nhập khẩu đã tận dụng các quy định để tạo rào cản nhập khẩu hàng hoá, điển hình có thể kể đến hành vi bán phá giá. Vậy bán phá giá là gì? Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật Quảng Ninh tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý Ngoại thương 2017;
- Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Bán phá giá là gì?
Theo quy định tại Điều 2, Hiệp định Thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT (1994) (Hiệp định ADP) đã quy định về một số sản phẩm bán phá giá được hiểu như sau: Một sản phẩm bị coi là bán phá giá khi đưa sản phẩm vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó.
Xác định mức bán phá giá sản phẩm dựa trên giá xuất khẩu của sản phẩm thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng trong nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. Trong trường hợp do các nguyên nhân như không có sản phẩm tương tự, điều kiện đặc biệt của thị trường hay số lượng sản phẩm được tiêu thụ nội địa quá nhỏ không thể so sánh với các sản phẩm khác thì mức giá có thể so sánh với sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp và mức giá này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
Như vậy, có thể hiểu, bán phá giá là hành vi bán giá không đúng giá trị thực tế của hàng hóa. Một loại hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường khác (Thị trường nhập khẩu) bán vào với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất, hoặc giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất; giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới thì được xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt.
Khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài thì sản phẩm xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm đã sẵn có trong nội địa. Giá bán khác nhau đáng kể ở từng khu vực tuỳ thuộc vào cách sản xuất, phương pháp; nguyên vật liệu, nhân công ở nước đó. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp bán hạ giá sản phẩm xuất khẩu để cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thị trường thế giới, hoặc đối phó với tình hình suy thoái trong nước, bán đổ bán tháo những mặt hàng dư thừa ở nước ngoài, hoặc nhằm đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.
Khi các công ty bán phá giá đã chiếm được địa vị thống lĩnh trên thị trường, họ thường áp dụng biện pháp tăng giá lên để tạo ra lợi nhuận. Việc sử dụng các biện pháp để bán phá giá vẫn bị coi là hình thức thương mại không công bằng và bị các hiệp định thương mại ngăn cấm chẳng hạn như Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan.
Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá năm 2023 như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
b) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Theo Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi lạm dụng vị trí độc quyền như sau:
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Theo quy định trên hành vi bán phá giá có thể được coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Tùy vào trường hợp mà sẽ có chế tài cụ thể khác nhau.
Với trường hợp doanh nghiệp H bán sản phẩm cùng loại với doanh nghiệp của bạn ít hơn 10.000 đồng thì đây là hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ. Doanh nghiệp H đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.
Doanh nghiệp bán phá giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ như sau:
1. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Do đó, doanh nghiệp H có hành vi bán phá giá sẽ bị xử phạt từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghệp H còn bị tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm và tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc bán phá giá.
Những biện pháp chống bán phá giá?
Theo Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá như sau:
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Những biện pháp chống bán phá giá gồm áp dụng thuế chống bán phá giá; Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi mua bán trẻ sơ sinh bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Bốc phải biển số xe xấu có được đổi lại hay không?
- Chế tài xử phạt tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan năm 2023
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật Quảng Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tư vấn về trích lục thông tin sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước; nguy cơ gây ra tổn thất vật chất; hoặc gây cản trở đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước.
Đây là một tiêu thức khó định lượng một cách rõ ràng, chính xác. Vì vậy các nước nhập khẩu có nhiều cơ hội để áp dụng công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng áp
Mục tiêu của hành vi bán phá giá là nhằm cho sản phẩm của mình được bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với các sản phẩm khác trong nước nhập khẩu để từ đó tạo được nguồn lợi nhuận và có được một lượng khách hàng ổn định,đứng một vị trí trong nền kinh tế, chiếm lĩnh nền kinh tế nước ngoài bằng sản phẩm giá rẻ nhưng có chất lượng đã được kiểm duyệt để được bán.
Nhiều doanh nghiệp bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích nhất định như:
– Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc quyền;
– Bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần;
– Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh…
Đôi khi việc bán phá giá là việc không mong muốn do nhà sản xuất, xuất khẩu không thể bán được hàng; cung vượt cầu, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hại; … nên đành bán tháo hàng hoá để thu hồi một phần vốn.