Xin chào Luật sư. Tôi và người yêu hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh, sắp tới có dự định sẽ tiến tới hôn nhân, người yêu tôi là người Hàn Quốc nên tôi có thắc mắc về thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Khi tìm hiểu quy định pháp luật thì tôi chỉ biết về thủ tục kết hon giữa công dân trong nước với nhau, vậy khi kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh thì chúng tôi sẽ thực hiện tại cơ quan nào và cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ gì? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Quảng Ninh. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên và chia sẻ đến bạn đọc dịch vụ kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh nhanh chóng, uy tín. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline bên dưới nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Để kết hôn với người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Như vậy, khi người nước ngoài và người Việt Nam đăng ký kết hôn thì mỗi bên phải đáp ứng điều kiện kết hôn của mỗi nước. Đồng thời, nếu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam bao gồm:
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Theo quy định trên, người Việt Nam có nhu cầu đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam phải đến UBND cấp huyện nơi mình cư trú dể làm thủ tục đăng ký.
Trong đó, nơi cư trú ở đây là nơi người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020).
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh gồm những gì?
– Bên Việt Nam cần chuẩn bị:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( xin tại UBND cấp xã/phường/thị trấn)
+ Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu bản Chứng thực
+ Giấy khám sức khỏe
+ 02 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)
– Bên Hàn Quốc cần chuẩn bị:
+ Hộ chiếu.
+ Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân.
+ Giấy chứng nhận cơ bản.
+ Giấy xác nhận không cản trở hôn nhân .
+ Giấy khám sức khoẻ.
+ 02 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)
Ngoài ra, một trong hai người là công dân Việt Nam phải chuẩn bị:
+ Bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trong trường hợp bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
+ Văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó đối với người là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang
Lưu ý: Để được công nhận và sử dụng kết hôn tại Việt Nam, các giấy tờ của Công dân Hàn Quốc do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp phải được công chứng tại Hàn Quốc, hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đó dịch ra tiếng Việt rồi qua Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh xin dấu Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng sang tiếng Việt.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh
Bước 1:
Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp:
Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công của UBND cấp huyện có thẩm quyền; nộp lệ phí nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký kết hôn.
Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến:
Người có yêu cầu đăng ký kết hôn truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng UBND cấp huyện có thẩm quyền.
Người có yêu cầu đăng ký kết hôn trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký kết hôn (cung cấp trên Cổng dịch vụ công), đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định;
Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ.
Bước 2:
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Tiếp nhận hồ sơ, có Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc gửi ngay Phiếu hẹn, trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn hẹn trả kết quả qua điện thoại di động cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến), chuyển hồ sơ để công chức làm công tác hộ tịch xử lý.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo hình thức nộp trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa thực hiện số hóa (sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu) và ký số vào tài liệu, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo quy định.
Trường hợp 2: Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
Thông báo cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Sau khi hồ sơ được bổ sung, thực hiện lại bước 1;
Trường hợp 3: Không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ
Báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn.
Bước 3:
– Công chức làm công tác hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm).
+ Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ – thực hiện lại Trường hợp 2 hoặc Trường hợp 3;
+ Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đúng thời gian đã hẹn thì:
Bước 4:
Công chức làm công tác hộ tịch lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả, chuyển Bộ phận một cửa để trả cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp), hoặc gửi Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn qua điện thoại di động cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến).
Lưu ý:
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, công chức làm công tác hộ tịch báo cáo Trưởng phòng Tư pháp để phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, thì làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.
– Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn theo hình thức trực tiếp, thì:
+ Công chức làm công tác hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký kết hôn, cập nhật thông tin đăng ký kết hôn trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức.
+ Trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn theo hình thức trực tuyến, công chức làm công tác hộ tịch gửi lại biểu mẫu Giấy chứng nhận kết hôn điện tử với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số.
+ Người yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin trên biểu mẫu Giấy chứng nhận kết hôn điện tử và xác nhận (tối đa 1 ngày).
– Nếu người có yêu cầu xác nhận thông tin đã thống nhất, đầy đủ hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu thì:
Công chức làm công tác hộ tịch thực hiện việc ghi nội dung vào Sổ đăng ký kết hôn, cập nhật thông tin đăng ký kết hôn và lưu chính thức trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung.
Bước 5:
Công chức làm công tác hộ tịch in Giấy chứng nhận kết hôn, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.
Bước 6:
Người có yêu cầu đăng ký kết hôn (hai bên nam, nữ phải có mặt, xuất trình giấy tờ tuỳ thân để đối chiếu) kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn, trong Sổ đăng ký kết hôn, khẳng định sự tự nguyện kết hôn và ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn, ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên nam, nữ nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Lưu ý:
Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, công chức làm công tác hộ tịch báo cáo Trưởng phòng Tư pháp thực hiện gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức làm công tác hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Thời gian đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh
Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Đồng thời, theo Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Như vậy, thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký đến lúc nhận Giấy chứng nhận kết hôn với người Hàn Quốc tối đa là 13 ngày làm việc.
Trên thực tế, tùy từng trường hợp, thời gian đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc có thể sẽ khác nhau.
Lưu ý: Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày , kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn theo đề nghị bằng văn bản của họ.
Hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.
Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Quảng Ninh
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoại tại UBND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài không được quy định thống nhất, mức phí của mỗi địa phương có thể sẽ khác nhau.
Dịch vụ đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh
Như quy định pháp luật nêu trên, để đăng ký kết hôn với người nước ngoài không phải dễ dàng và thủ tục rất phức tạp. Khó khăn chính thường gặp phải là chưa hiểu rõ về thủ tục, thậm chí bạn còn bỡ ngỡ trước đám cưới. Bởi hầu hết các bạn lần đầu kết hôn với người Hàn Quốc đều làm công việc này nên không thể biết phải làm thế nào, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Hàn quốc cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Nếu như chuẩn bị hồ sơ không chính xác, sẽ rất dễ dẫn đến việc hồ sơ bị trả về vì không đủ hay vì sai quy định, khiến cả hai bên nam nữ phải đi lại rất nhiều lần chỉ để bổ túc hồ sơ.
Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó có Dịch vụ tư vấn thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc. Luật sư Quảng Ninh sẽ thay bạn hoàn tất hồ sơ giấy tờ và thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để việc kết hôn với người Hàn Quốc trở nên thuận lợi và nhanh chóng nhất. Luật sư Quảng Ninh sẽ
- Tư vấn cho khách hàng về quy trình, thủ tục, các bước cần tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc.
- Tư vấn về quyền của và nghĩa vụ của vợ/chồng Việt-Hàn sau khi đăng ký kết hôn.
- Tư vấn cho công dân Hàn Quốc xin giấy chứng nhận độc thân và giấy chứng nhận không cản trở hôn nhân tại Đại sứ quán.
- Tư vấn, soạn thảo, kiểm tra tính pháp lý, đối chiếu thông tin tất cả giấy tờ và hồ sơ xin Đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam.
- Thay mặt bạn nộp hồ sơ, giấy tờ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền
Ưu điểm từ dịch vụ của Luật Sư Quảng Ninh
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Luật sư Quảng Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.
Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Quảng Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Quảng Ninh sẽ bảo mật 100%.
Tại sao nên đến với Luật sư Quảng Ninh?
Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc không kéo dài và mệt mỏi với các thủ tục hành chính bắt buộc để kết hôn với một người Hàn Quốc tại Việt Nam, hãy sử dụng dịch vụ của Luật sư Quảng Ninh. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp ngay mọi thắc mắc về thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc một cách nhanh và chuyên nghiệp nhất. Bởi chúng tôi có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này . Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc của Luật sư Quảng Ninh chắc chắn sẽ không để bạn thất vọng.
Video Luật sư giải thích về đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Thông tin liên hệ Luật sư Quảng Ninh
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Dịch vụ kết hôn với người Hàn Quốc tại Quảng Ninh” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Quảng Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ Trích lục ghi chú ly hôn…Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ tư vấn chia thừa kế nhà đất tại Quảng Ninh năm 2023
- Dịch vụ xin giấy phép sàn thương mại điện tử tại Quảng Ninh nhanh chóng
- Năm 2022 khi dán màu lên biển số xe bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014. Các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam bao gồm:
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
– Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
– Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Visa kết hôn Hàn Quốc, được ký hiệu là F-6-1, là loại thị thực dành cho công dân nước ngoài đã làm thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc theo đúng quy định pháp luật của hai nước và có ý định sinh sống ở Hàn Quốc. Thị thực này có hiệu lực trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp, thời gian lưu trú cho phép tối đa 90 ngày.
Sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, bạn có thời gian 90 ngày để đăng ký “thẻ cư trú người nước ngoài” và gia hạn thêm thời gian lưu trú.