Xin chào Luật sư. Hiện nay, gia đình tôi đang thực hiện thủ tục vay vón tại ngân hàng để làm ăn kinh doanh, phía bên ngân hàng yêu cầu cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phê duyệt việc vay thế chấp của gia đình tôi. Tuy nhiên, do đã không dùng đến sổ đỏ nên gia đình tôi đã cát đi, nay tìm lại không thấy. Tôi có thắc mắc rằng khi mất sổ đỏ như vậy thì tôi có được làm lại sổ đỏ hay không? Nếu được, tôi sẽ thực hiện tại cơ quan nào và thủ tục báo mất sổ đỏ tại Quảng Ninh hiện nay ra sao? Hiện tại tôi đang hoang mang và muốn làm lại sổ đỏ nhanh để được phê duyệt khoản vay bên ngân hàng. Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Quảng Ninh. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn và chia sẻ đến bạn đọc dịch vụ tư vấn thủ tục báo mất sổ đỏ tại Quảng Ninh nhanh chóng, uy tín. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline bên dưới nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Quy định pháp luật về sổ đỏ như thế nào?
Sổ đỏ, sổ hồng là những từ mà người dân thường dùng để gọi các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, nhà ở dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.
Từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chung các loại giấy chứng nhận đối với đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Do đó dù bạn là chủ sở hữu của quyền sử dụng đất, nhà ở hay tài sản trên đất đều được cấp chung một mẫu giống nhau chỉ khác nội dung thông tin bên trong về tài sản sở hữu.
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất .”
Theo đó sổ đỏ chỉ là cách gọi thân quen của người dân đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật không có quy định nào nhắc đến sổ đỏ.
Khi mất sổ đỏ báo với cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Như vậy, khi người bị mất sổ phải đến khai báo với UBND cấp xã/phường nơi có đất. Sau đó UBND cấp xã/phường sẽ niêm yết thông báo công khai trại trụ sở. Sau 30 ngày, người sử dụng đất sẽ nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ bị mất.
Mất sổ đỏ có được cấp lại sổ không?
Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi bị mất sổ đỏ người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại.
– Hộ gia đình, cá nhân có sổ đỏ bị mất phải khai báo với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ.
– Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ.
– Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo, hộ gia đình, cá nhân bị mất sổ đỏ nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ.
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì để làm lại sổ đỏ?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 9, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ do bị mất gồm có:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Lưu ý: Người dân khi nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:
– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
– Nộp bản chính giấy tờ.
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ bị mất?
Theo Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:
“1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:
a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương về bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất của Văn phòng đăng ký đất đai để quy định việc cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Các trường hợp ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật đất đai và khoản này được sử dụng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường.”
Theo đó tùy thuộc vào việc đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương nơi có đất hay chưa và đối tượng sử dụng đất mà cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ có thể là Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thủ tục làm lại sổ đỏ bị mất tại Quảng Ninh
Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục làm lại sổ đỏ bị mất được thực hiện như sau:
Bước 1: Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ, UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất sổ đỏ tại trụ sở UBND cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm sau:
– Kiểm tra hồ sơ;
– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất;
– Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy sổ đỏ bị mất, đồng thời ký cấp lại sổ đỏ;
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
– Trao sổ đỏ cho người được cấp hoặc gửi UBND xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Dịch vụ tư vấn thủ tục báo mất sổ đỏ tại Quảng Ninh nhanh chóng, uy tín
Ưu điểm từ dịch vụ tư vấn thủ tục báo mất sổ đỏ tại Quảng Ninh của Luật sư Quảng Ninh mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục báo mất sổ đỏ của Luật sư Quảng Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn thủ tục báo mất sổ đỏ tại Quảng Ninh của Luật sư Quảng Ninh
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục báo mất sổ đỏ của Luật sư Quảng Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.
Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Quảng Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Quảng Ninh sẽ bảo mật 100%.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ tại Quảng Ninh tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ Luật sư Quảng Ninh
Luật sư Quảng Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Dịch vụ tư vấn thủ tục báo mất sổ đỏ tại Quảng Ninh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là đăng ký bảo hộ thương hiệu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe năm 2023
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhận quyền sở hữu nhà tại Quảng Ninh
- Năm 2022 khi dán màu lên biển số xe bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy định cụ thể như sau:
Thu tối đa không quá 50 nghìn đồng trong trường hợp làm lại sổ đỏ, cấp đổi hoặc bổ sung vào sổ đỏ. Nếu bạn cần cấp mới sổ đỏ thì phí cấp mới là 100.000 đồng.
Không vượt quá 20 nghìn đồng trong trường hợp cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất mà không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, chi phí, lệ phí xin cấp lại sổ đỏ, cấp đổi sổ đỏ là như nhau với mức tối đa không quá 50 nghìn đồng tùy theo trường hợp là Giấy chứng nhận có đất và nhà hay chỉ có đất.
Thời hạn cấp lại sổ đỏ bị mất là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; trong đó không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp như sau:
– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
– Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi bàn giao đất cho Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện thu hồi đất có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp và chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.