Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa đặc biệt nguy hiểm. Được quy định theo Mẫu số PC05, giấy phép này được ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, đặt ra các tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể để đảm bảo rằng việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm diễn ra một cách an toàn, hiệu quả. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ gồm những gì?
Hàng nguy hiểm là gì?
Hàng nguy hiểm, hay còn được gọi là hàng hóa nguy hiểm, là những sản phẩm chứa đựng các chất nguy hiểm, khiến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng khi vận chuyển trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa. Những chất này có thể gây nguy hiểm đối với tính mạng và sức khỏe của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đồng thời đặt ra những thách thức đối với an toàn và an ninh quốc gia.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 42/2020/NĐ-CP thì hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ
Vận chuyển hàng nguy hiểm đòi hỏi sự chú ý và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn. Điều này không chỉ nhằm bảo vệ người tham gia giao thông mà còn nhằm ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro liên quan đến vấn đề sức khỏe, môi trường, và an ninh quốc gia. Các biện pháp an toàn trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm không chỉ là trách nhiệm của người vận chuyển mà còn là một cam kết đối với cộng đồng và xã hội.
Hồ sơ đề nghị, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thực hiện theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP, bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Nghị định 42/2020/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);
– Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm;
– Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ;
– Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp) hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi hủy) của cơ quan có thẩm quyền;
– Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển (kèm theo bản chính để đối chiếu);
– Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
– Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận chuyển ra nước ngoài).
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.
Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA.
Thủ tục xử lý hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển hàng nguy hiểm không chỉ giúp bảo vệ người lao động mà còn thể hiện tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và an toàn trong lĩnh vực giao thông và vận tải. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, làm cho hệ thống vận tải trở nên bền vững hơn và đáng tin cậy hơn.
Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
– Kiểm tra thành phần hồ sơ, nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP;
– Đề xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra (nếu có), dự thảo kế hoạch kiểm tra, văn bản thông báo kiểm tra, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký và gửi cho đơn vị đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
Trường hợp ủy quyền cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới thực hiện kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển thì trong dự thảo kế hoạch kiểm tra, văn bản thông báo kiểm tra phải thể hiện cụ thể và gửi thông tin cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới biết để tổ chức thực hiện;
Thực hiện quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP để tổ chức kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP căn cứ thực tiễn, thẩm quyền, yêu cầu công tác, điều kiện bảo đảm có thể ủy quyền cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới thực hiện kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và gửi kết quả kiểm tra về cơ quan có thẩm quyền để xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
– Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu PC05 và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu PC01 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký.
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm h mục 7 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;
Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký.
Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và điểm h mục 7 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;
– Sau khi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;
– Bàn giao Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.
Ngoài ra, Cán bộ, chiến sĩ được phân công lập và lưu trữ hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân
Thông tin liên hệ:
Luật sư Quảng Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến ủy quyền sử dụng logo. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 42/2020/NĐ-CP của chính phủ ban hành; dành riêng cho việc vận tải các loại hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ và đường thủy, bao gồm:
Đối với đường bộ, các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ; khi đi vào đường hầm có chiều dài từ 100m thì không được phép vận chuyển thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và chất dễ cháy nổ khác
Đối với đường thủy khi đi trên phà, các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm; (đã được cấp phép) không được ở cùng với hành khách và người tham gia giao thông khác.
Phương tiện chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm; (nếu chở cùng 1 lúc nhiều loại hàng khác nhau thì phải dán đủ biểu trưng của hàng hóa đó). Vị trí yêu cầu: phía sau phương tiện vận tải.
Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.