Xin chào Luật sư Quảng Ninh. Tôi có thắc mắc đến quy định pháp luật về vấn đề sau, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Trong thực tế không thiếu những vụ án oan sai, những người bị kết án oan sai gặp thiệt hại lớn về vật chất, danh dự cũng như là tinh thần. Tôi có thắc mắc rằng trong trường hợp kết án oan như vậy thì có được Nhà nước bồi thường thiệt hại hay không? Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Quảng Ninh. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Nguyên nhân gây ra án oan sai từ đâu?
Về nguyên nhân khách quan gây ra những vụ án oan sai, trước hết và quan trọng là ở phương diện quy định của pháp luật. Ngoài ra còn phải xét đến những điều như tính chất thủ đoạn tội phạm ngày một tinh vi, nhiều bị can tham gia, xảy ra trên nhiều địa bàn gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm. Một số đối tượng lợi dụng mối quan hệ tranh chấp dân sự để thực hiện việc gian dối, chiếm đoạt tài sản, việc định giá tài sản, giám định tư pháp chưa đồng bộ, thiếu kịp thời. Quy định pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự có những vấn đề còn bất cập so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, công tác hướng dẫn, giải thích luật thực hiện chưa thường xuyên và đồng bộ dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất. Lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu, có một số còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguyên nhân chủ quan, cần xem xét ở góc độ người tiến hành tố tụng và bản thân người bị oan cũng như người tham gia tố tụng khác. Trong mối quan hệ với nhau, dù cân, đong, đo, đếm như thế nào thì nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân trực tiếp, quyết định tới việc để làm oan người vô tội. Xét về nguyên nhân khách quan, trước hết cần nhìn nhận có một thực trạng hiện nay là trên phương diện quy định của pháp luật và thực thi pháp luật, có nhiều quy định của pháp luật đã không được thi hành nghiêm túc
Người bị thiệt hại bởi xử án oan, sai có được bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh và các khoản lãi cùng chi phí khác được quy định cụ thể trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Tại Điều này cũng quy định những người khác ngoài người bị thiệt hại cũng có quyền yêu cầu bồi thường như sau:
– Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.
– Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự.
– Cá nhân, pháp nhân được những người đã được nêu phía trên ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai như thế nào?
Theo quy định tại Chương III Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Thông thường, đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được xác định bao gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
– Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
– Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
– Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
– Thiệt hại về tinh thần
– Các chi phí khác được bồi thường
Theo quy định đó, mức bồi thường cụ thể cho các vụ án oan, sai không được quy định cụ thể mà tùy vào từng vụ án với tính chất, mức độ khác nhau để xác định mức bồi thường phù hợp. Nhưng vẫn phải đảm bảo được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực và đúng pháp luật.
Căn cứ nào để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Điều 7. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
1. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
a) Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
2. Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Như vậy khi có các căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định thì những người có quyền sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường. Và khi có đủ căn cứ Nhà nước sẽ tiến thành bồi thường theo quy định.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư Quảng Ninh về Quy định “Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến thủ tục giải thể công ty hay tư vấn thủ tục Gia hạn thời hạn sử dụng đất… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư Quảng Ninh để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định về trích lục hộ tịch năm 2022 như thế nào?
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhận quyền sở hữu nhà tại Quảng Ninh
- Năm 2022 khi dán màu lên biển số xe bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 7 Điều 2 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 quy định Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Căn cứ tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định về quyền yêu cầu bồi thường như sau:
Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
-Người bị thiệt hại
– Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại
– Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự
Ngoài ra, cá nhân, pháp nhân được những người có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường cũng có thể ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Liên đoàn luật sư Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc đào tạo, phát triển nhanh đội ngũ luật sư, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của luật sư; giám sát luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm bào chữa, cung cấp dịch vụ pháp lý, nhất là đối với những trường hợp bào chữa chỉ định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tố tụng.