Việc cơ quan thuế hoàn trả lại một khoản tiền từ số thuế mà người nộp thuế đã nộp tại cơ quan trong nắm quyết toán đó là việc thực hiện hoàn thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành và Luật Thuế thu nhập cá nhân đã quy định chi tiết những trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân và điều kiện cần đáp ứng để cá nhân được cơ quan có thẩm quyền hoàn lại mức thuế đã nộp dư này. Vậy quy định chi tiết về nội dung này ra sao và thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân 2023 hiện nay là bao nhiêu ngày? Hãy cùng Luật Quảng Ninh tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Quản lý thuế 2019
- Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là gì?
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc cơ quan nhà nước hoàn trả khoản tiền thuế mà cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước mà còn dư. Đối tượng được hoàn thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Những trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Quy trình hoàn thuế được Cơ quan Tổng cục thuế, Cục thuế và chi cục thuế giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.
– Cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế bao gồm cá nhân cư trú ở Việt Nam và cá nhân nước ngoài có thu nhập chịu thuế ở tại Việt Nam đều phải đóng thuế từ hoạt động kinh doanh. Cá nhân chịu thuế được hoàn thuế khi nằm trong các trường hợp sau:
- Cá nhân có thu nhập chịu thuế có tổng số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong một kỳ tính thuế. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được áp dụng theo năm hoặc theo từng lần phát sinh thu nhập hoặc theo từng lần đối thu nhập tính thuế. Đối với cá nhân không cư trú thì kỳ tính thuế được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
- Đối với khoản thu nhập tính thuế nhưng chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân chịu thuế được hoàn thuế.
- Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho bản thân và cho mỗi người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh. Nếu cá nhân đang làm việc tại tổ chức có thể ủy quyền cho tổ chức đăng kí mã số thuế cho mình. Mỗi người chỉ có được một mã số thuế. Ngoài ra, việc hoàn thuế chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký, có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế và có hồ sơ hoàn thuế theo quy định pháp luật.
– Cá nhân phải có đề nghị hoàn thuế.
– Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế khi có nguồn thu nhập từ kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công….các khoản tiền khác nằm trong thu nhập chịu thuế thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế. Cá nhân chỉ phải lập tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN phải ghi số thuế đề nghị hoàn vào khoản NNT hoặc tổng số thuế bù trừ cho phát sinh của kỳ sau.
– Hoàn thuế đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có nhu cầu quyết toán thuế thì không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà lập tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 13/KK-TNCN, trong đó, cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT hoặc số thuế bù trừ vào kỳ sau.
Như vậy, đối với những cá nhân trực tiếp nộp kê khai thuế với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
– Hoàn thuế đổi với doanh nghiệp trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân khi cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế. Doanh nghiệp phải thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa và nộp thiếu cả cá nhân chịu thuế, còn thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc thuế nếu có đề nghị hoàn trả. Nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì doanh nghiệp trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân bao gồm những giấy tờ gì?
+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách theo mẫu số 01/ĐNHT ban kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
+ Bản chụp chứng từ, biên lai đã nộp thuế thu nhập cá nhân
+ Bản chụp người đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
Lưu ý: trường hợp có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Quy trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế bao gồm các bước công việc cụ thể sau đây:
Bước 1: Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Phân loại hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ:
– Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
– Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
Bước 4: Thẩm định pháp chế.
Bước 5: Quyết định hoàn thuế.
Thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân 2023 là bao nhiêu ngày?
Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 75 Luật quản lý thuế năm 2019, cụ thể có hai trường hợp như sau:
– Đối với trường hợp hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân thuộc diện hoàn thuế trước thì thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thế sẽ được xác định là chậm nhất 06 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế nhận được thông báo về việc chấp nhận hồ sơ hoàn thuế thì cơ quản quản lý thuế phải có trách nhiệm gửi những thông báo sau đây đến người nộp thuế:
- Quyết định hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế;
- Nếu trường hợp người nộp thuế không đủ điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế sẽ gửi thông báo không hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế;
- Trường hợp cơ quan thuế nhận thấy hồ sơ của người nộp thuế thuộc trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế thì cơ quan thuế phải làm thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế;
– Đối với những trường hợp hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân thuộc diện phải kiểm tra trước khi hoàn thuế thì chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ của người nộp thuế thì cơ quan thuế phải ra một trong các loại giấy tờ sau:
- Quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế;
- Khi nhận thấy hồ sơ của người nộp thuế không đủ điều kiện để có thể hoàn thuế thì cơ quan thuế sẽ ra quyết định không hoàn thuế cho người nộp thuế.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời hạn hoàn thuế thu nhập cá nhân 2023 là bao nhiêu ngày?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Quảng Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đất nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Năm 2023 nhậu say đánh người gây thương tích bị xử phạt như thế nào?
- Thủ tục tố tụng trong luật cạnh tranh diễn ra như thế nào?
- Chế tài xử phạt tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Như vậy, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 như sau:
– Chậm nhất là ngày 31/3/2023 đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
– Chậm nhất là ngày 04/5/2023 đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Tại Điều 74 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế như sau:
(1) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
(2) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế (1) x Thuế suất (2)
Trong đó:
(1) Thu nhập chịu thuế: Được xác định là những khoản thu nhập của cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế sau khi đã được loại trừ các khoản giảm trừ.
(2) Thuế suất: Mức thuế suất để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định tùy theo loại thu nhập phát sinh.