Trong quy định pháp luật tố tụng thông thường chúng ta sẽ biết đến và được nghe thấy nhiều đó là các quy định về tố tụng pháp luật như tố tụng dân sự, tố tụng hình sự hay tố tụng hành chính… Pháp luật hiện nay đã có quy định thêm về hình thức tố tụng khác nữa đó là tố tụng cạnh tranh. Đây là một thuật ngữ mới xuất hiện trong đời sống pháp lý, được sử dụng trong quy định pháp luật cạnh tranh năm 20 và tiếp tục được quy định trong Luật Cạnh tảnh năm 2018. Quan hệ về tố tụng cạnh tranh được thiết lập để giải quyết việc tranh tụng đói với các hành vi vạnh tranh không lành mạnh trong việc các bên tham gia vào quá trình thương mại… Đây còn là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết những khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định pháp luật về trình tự, thủ tục. Bạn hãy cùng Luật Quảng Ninh tìm hiểu về thủ tục tố tụng trong luật cạnh tranh diễn ra như thế nào và quy định xoay quanh vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Cạnh tranh năm 2018
- Nghị định số 75/2019/NĐ-CP
Tố tụng cạnh tranh là gì?
Vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là vụ việc của các bên mà còn là vụ việc của nhà nước với tư cách là người quản lý cạnh tranh để bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp và chống cạnh tranh bất hợp pháp. Do vậy, không như các vụ việc dân sự, kinh tế, thương mại, vụ việc cạnh tranh có thủ tục riêng, vừa có tính chất của tố tụng hành chính, vừa có tính chẩt của tố tụng tư pháp.
Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này- khoản 8 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018
Tố tụng cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản nào?
Thứ nhất, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh
Khác với các loại tố tụng khác, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh
Theo Luật cạnh tranh, vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lí theo quy định của Luật cạnh tranh, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
tố tụng cạnh tranh được áp dụng đối với những vụ việc đáp ứng hai điều kiện cần và đủ sau:
– Một là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh là điều kiện cần để xem xét một vụ việc có được coi là vụ việc cạnh tranh hay không. Các vụ việc không có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh bị loại trừ khỏi nội hàm của khái niệm tố tụng cạnh tranh. Tiêu chí ” có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh” là tiền đề để loại bỏ một số hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước về cạnh tranh ra khỏi nội hàm của tố tụng cạnh tranh, như hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét và quyết định cho hưởng miễn trừ đối với các hành vi thảo thuận hạn chế cạnh tranh, các hoạt động điều tra để xác định thị trường liên quan, xác định thị phần,…
– Hai là, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lí theo quy định của Luật cạnh tranh.
Cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lí theo quy định của pháp luật là các cơ quan cso thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại xử lí vụ việc cạnh tranh và cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Các cơ quan này khi tiến hành tố tụng cạnh tranh được thực hiện bởi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, thành viên Hội đồng giải quyết khieesiu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh.
Như vậy, vụ việc tuy có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng không được cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lí theo quy định của pháp luật cũng không thuộc vụ việc cạnh tranh. Một vụ việc khi hỏi đủ cả hai điều kiện nêu trên (có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh và bị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lí theo Luật cạnh tranh và bị cơ quan cso thẩm quyền điều tra, xử lí theo Luật cạnh tranh) mới được coi là vụ việc cạnh tranh và mới được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh.
Thứ hai, tố tụng cạnh tranh áp dụng cho các loại hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có bản chất không giống nhau, đó là hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Đặc điểm này thể hiện sự khác biệt của tố tụng cạnh tranh ở Việt nam so với tố tụng cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới. Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới quy định tách bạch hoạt động tố tụng liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh được giải quyết theo phương thức tố tụng tòa án.
Thứ ba, tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp.
Thứ tư, tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dựa vào đơn khiếu nại của bên có liên quan mà có thể được thực hiện bởi quyết định hành chính của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền.
Chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng cạnh tranh
Chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng cạnh tranh là những tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tiến hành hoặc tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh và người tham gia tố tụng cạnh tranh.
Thủ tục tố tụng trong luật cạnh tranh diễn ra như thế nào?
Thủ tụng tố tụng cạnh tranh là trình tự (thứ tự) các giai đoạn (các bước) mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện những hoạt động nhất định để giải quyết, xử lí vụ việc cạnh tranh
Thủ tục tố tụng cạnh tranh bao gồm ba giai đoạn cơ bản, đó là: điều tra vụ việc cạnh tranh, xử lí vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh.
– Điều tra vụ việc cạnh tranh là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh áp dụng các nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lí vụ việc.
Điều tra vụ việc cạnh tranh được khởi đầu bằng quyết định điều tra (dựa trên thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại vụ việc cạnh tranh) và kết thúc bằng đình chỉ điều tra hoặc bằng báo cáo, kết luận điều tra.
– Xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm: xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Thông tin liên hệ:
Luật sư Quảng Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục tố tụng trong luật cạnh tranh diễn ra như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục Ly hôn với người nước ngoài nhanh chóng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Năm 2023 nhậu say đánh người gây thương tích bị xử phạt như thế nào?
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhận quyền sở hữu nhà tại Quảng Ninh
- Năm 2022 khi dán màu lên biển số xe bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
– Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Theo Điều 77 Luật Cạnh tranh, các tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn ba năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
+ Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
+ Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp;
+ Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.
Thời hạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh là 09 tháng kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
Thời hạn điều tra vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 90 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày.
Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.
Việc gia hạn điều tra phải được thông báo đến bên bị điều tra và các bên liên quan chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày kết thúc thời hạn điều tra.