Xin chào Luật sư Quảng Ninh. Tôi là Như, năm nay 38 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh. Tôi có làm bên bộ phận vận chuyển của một công ty logistics nên việc vận chuyển hàng hoá diễn ra thường xuyên. Khi chở hàng hoá cho công ty thì công ty có đưa đầy đủ hoá đơn, chứng từ cho tôi phòng trừ trường hợp có bị kiểm tra. Tôi có thắc mắc rằng trong trường hợp vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ bị xử phạt như thế nào? Giả sử trong trường hợp chỉ sử dụng hoá đơn, chứng từ điện tử thì nguyên tắc tra cứu, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Quảng Ninh, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Nghị định 49/2016/NĐ-CP
Hóa đơn và chứng từ khác nhau như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.
Theo như các quy định trên thì hóa đơn được dùng để ghi nhận thông tin về việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn có 02 dạng là hóa đơn điện tử và hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Còn chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận các thông tin về khoản thuế được khẩu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí.
Theo đó thì hóa đơn chúng là một dạng chứng từ kế tóan do tổ chức, cá nhân buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập ra.
Như vậy, điểm khác nhau giữ hóa đơn và chứng từ là hóa đơn dùng để ghi nhận thông tin bán hàng còn chứng từ dùng để ghi nhận thông tin thuế được khấu trừ, các khoản phí và lệ phí đã đóng.
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ hợp và và việc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp như sau:
Giải thích từ ngữ
…
7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.
…
9. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng: Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Theo đó, hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ bị xử phạt như thế nào?
Quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ khi cơ quan kiểm tra bắt gặp thì bị xử phạt theo quy định về hành chính. Ngoài ra còn bị phạt với tội trốn thuế đối với người phải nộp thuế nhà nước.
Xử phạt hành chính khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn
Khi vận chuyển hàng hóa không hóa đơn thì sẽ bị xử phạt bởi các hành vi sau. Không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị từ 200.000 cho người mua theo quy định. Sẽ bị xử phạt theo quy định mức tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000đ. Song song với việc xử phạt tổ chức hay cá nhân phải lập hóa đơn cho người mua. Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
Không lập hóa đơn theo pháp luật quy định sẽ bị phạt từ 4.000.000đ – 8.000.000đ. Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP.
Trốn thuế sẽ bị xử phạt thế nào?
Hành vi trốn thuế đã được quy định tại điều 13 thông tư 166/2013/TT-BTC. Người nộp thuế không thể xuất hóa đơn sẽ bị xử phạt như sau:
– Xử phạt chính: Người bị xử phạt sẽ bị xử lý phạt một lần tính trên số thuế trốn và số thuế gian lận. Đối với hành vi khai gian dối sẽ bị xử phạt với tối thiếu thuế tại khoản 1 điều 12.
+ Phạt tiền 1,5 lần tính trên tổng thuế trốn với người nộp thế trong trường hợp như: vi phạm lần thứ nhất. Tăng thêm tội khi bị phạt lần hai.
+ Sẽ phạt tăng lên gấp 2 số thuế trốn khai báo trong các trường hợp: Vi phạm lần hai nhưng có tình tiết tội nặng và vi phạm lần ba nếu như có tình tiết nhẹ tội.
+ Phạt tiền gấp 2,5 lần tội trốn thuế đối với trường hợp vi phạm lần hai có tình tiết tăng nặng. Và người vi phạm lần ba nhưng có có tình tiết giảm nhẹ tội.
+ Phạt tiền 3 lần trên số thuế trốn đối với người vi phạm lần hai có hai tình tiết tăng nặng. Và người vi phạm lần ba có tình tiết nặng hoặc người có lần vi phạm thứ 4 trở lên.
– Xử phạt bổ sung: Ngoài việc phạt tiền theo quy định, người có hành vi vi phạm sẽ bị sử dụng biện pháp nộp đủ thuế trốn, gian lận đối với ngân sách nhà nước. Số tiền trốn đó phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Mà người nộp bị cơ quan bắt được và ký biên bản, kết luận kiểm tra của thanh tra.
Nguyên tắc tra cứu, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử ra sao?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Nguyên tắc tra cứu, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Bên sử dụng thông tin thực hiện truy cập, truy vấn Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn.
2. Tổng cục Thuế thực hiện công khai các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu.
3. Để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử, bên sử dụng thông tin nhập thông tin hóa đơn điện tử cần tra cứu tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu nội dung hóa đơn điện tử.
4. Trường hợp cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị định này có nhu cầu tra cứu thông tin về tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử của người bán là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các cơ quan, người có thẩm quyền có liên quan.
5. Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tự động.”
Như vậy, theo quy định thì muốn tra cứu thông tin hóa đơn điện tử thì nguyên tắc cốt lõi là phải thực hiện truy cập, truy vấn Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ bị xử phạt như thế nào?” đã được Luật sư Quảng Ninh giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Quảng Ninh chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục Đơn phương ly hôn nhanh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ công chứng tại nhà tại Quảng Ninh nhanh chóng, uy tín
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhận quyền sở hữu nhà tại Quảng Ninh
- Năm 2022 khi dán màu lên biển số xe bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn về việc tao, lập hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ, theo đó, khi bán hàng hóa, bên bán phải lập và giao hóa đơn cho bên mua đối với hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên và hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng khi bên mua có yêu cầu lập và giao hóa đơn. Dựa theo quy định trên có thể thấy nếu vận chuyển hàng hóa trên đường trong các trường hợp trên thì bắt buộc phải có hóa đơn. Nếu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp kèm hàng hóa thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
1. Đối với công chức thuế
a) Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
b) Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
c) Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Như vậy, cần căn cứ vào từng trường hợp lập hóa đơn như là đối với hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ,… để xác định thời điểm lập hóa đơn theo quy định.